G-96TYK2RH1G

thất lạc 323 ống virus n gu y hi ể m: Có đáng lo ng ại ở Việt Nam

Việc phòng thí nghiệm ở Australia gặp sự cố thất lạc 323 ống chứa virus nguy hiểm làm dấy nên nỗi lo dịch bệnh có thể lây lan ra ngoài môi trường và các nước khác.

Ngày 13/12/2024 báo Dân Trí đưa tin “Australia thất lạc 323 ống virus nguy hiểm: Có đáng lo ngại ở Việt Nam?” chi tiết như sau:

Mới đây, Bộ trưởng Y tế Bang Queensland (Australia) thông báo, Phòng thí nghiệm Virus học của địa phương bị thất lạc 323 ống chứa nhiều loại virus truyền nhiễm.

Theo báo cáo, có 98 ống chứa virus Hendra, 223 ống chứa Lyssavirus và 2 ống chứa Hantavirus đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm vào tháng 8/2023.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Úc cho biết, Hantavirus có thể gây ra triệu chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong, Lyssavirus là nhóm virus có thể gây bệnh dại, trong khi Hendra là một loại virus lây truyền từ động vật sang người.

Sau khi sự việc vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học xảy ra, chính quyền địa phương đã chỉ đạo Sở Y tế Queensland tiến hành điều tra Phòng thí nghiệm Virus học của tiểu bang, đồng thời tìm cách ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra lần nữa.

Hơn 300 ống virus bị thất lạc tại Úc được đánh giá là sự việc vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học (Ảnh minh họa: SAN).

3 loại virus thất lạc nguy hiểm thế nào?

 

Mặc dù hiện không phát hiện người dân bị lây nhiễm, phía Phòng thí nghiệm vẫn chưa thể xác định các ống chứa virus trên có bị lấy khỏi nơi lưu trữ an toàn, hay bị tiêu hủy hay không.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng lo ngại dịch bệnh có thể lây lan ra ngoài môi trường và các nước khác, nếu virus bị vận chuyển xuyên biên giới.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, Lyssavirus được nhắc đến trong sự việc nêu trên là virus gây bệnh dại ở loài dơi ở Úc.

Bệnh chủ yếu xuất hiện trên động vật (loài dơi), và cho đến nay mới chỉ có 2 ca tử vong do Lyssavirus trên người (ở bang Queensland, Australia), với trường hợp gần nhất vào năm 1998.

“Tuy nhiên, cũng cần lưu ý Lyssavirus mặc dù cùng họ với virus dại, nhưng không phải là loại gây bệnh dại ở chó, và bệnh dại truyền từ loài dơi ở các quốc gia ngoài đến Úc”, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Virus Hendra hiếm gặp và nguy hiểm (Ảnh minh họa: (LC).

Với Hendra, đây là loại virus hiếm gặp được phát hiện lần đầu tiên tại Úc. Virus này chủ yếu lây từ động vật, đặc biệt là từ dơi. Virus Hendra có thể gây ra những triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vào năm 1994, dịch bệnh do virus Hendra bùng phát, khiến một số con ngựa ở Úc và các huấn luyện viên của chúng thiệt mạng do nhiễm bệnh phổi nghiêm trọng, với các triệu chứng xuất huyết.

Đến tháng 11/2012, các nhà khoa học đã phát triển thành công vaccine phòng chống virus Hendra cho ngựa. Điều này đã giúp giảm thiểu sự lây lan của virus từ ngựa sang người.

Còn Hantavirus sống chủ yếu trong cơ thể các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột. Virus này được tìm thấy đầu tiên tại Hàn Quốc.

Cơ chế sinh bệnh của Hanta hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Virus này gây bệnh trên người thường đa dạng, có thể là nhiễm trùng không triệu chứng hoặc các thể lâm sàng có mức độ khác nhau.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *